Chụp ảnh nghệ thuật Ỷ Vân Các - lưu giữ thanh xuân - giữ gìn bản sắc

“Cổ phục Việt – Từ đời sống đến điện ảnh”

 Tọa đàm “Cổ phục Việt – Từ đời sống đến điện ảnh” giúp công chúng hiểu hơn về thực trạng, những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc phục dựng cổ phục Việt, đặc biệt là việc ứng dụng nó từ đời sống đến điện ảnh.

Vào sáng ngày 8/8/2019 vừa qua tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, đã diễn ra cuộc tọa đàm ” CỔ PHỤC VIỆT từ đời sống đến điện ảnh và các vấn đề cứ liệu lịch sử ” quanh dự án phim Phượng Khấu do Ỷ Vân Hiên kết hợp với Ỷ Vân Các cùng với đoàn làm phim Phượng Khấu tổ chức
Đến với buổi tọa đàm có sự tham dự của đại diện công ty cổ phần Ỷ Vân Các cùng các khách mời như nhà sử học Lê Văn Lan, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh, nhà sưu tầm cổ vật Lê Gia, mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ – chắt nội của vua Minh Mạng…
Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã trao đổi, giải đáp những thắc mắc về các dữ liệu lịch sử xoay quanh phim Phượng Khấu. Cũng như những thuận lợi và hạn chế của việc phục dựng cổ phục tại Việt Nam, những thành tựu và tầm nhìn của cổ phục Việt, việc ứng dụng cổ phục Việt từ đời sống đến điện ảnh và sân khấu hiện nay.

Bàn về vai trò trang phục trong đời sống xã hội, GS sử học Lê Văn Lan khẳng định: Trang phục vừa là hình ảnh, vừa là biểu tượng, kết tinh văn hóa của một thời đại, một nền kinh tế của một quốc gia, dân tộc, một nền văn minh. Việc sử dụng khéo léo, đúng và trúng cổ phục của thời Nguyễn trong phim Phượng Khấu đã góp phần nâng giá trị của bộ phim lên rất nhiều. Thực tế, nhiều bộ phim lịch sử đã sử dụng chưa đúng trang phục gây ức chế cho người xem và đặc biệt làm méo mó văn hóa và lịch sử của thời đại. Chính vì vậy việc khôi phục vốn cổ cụ thể là cổ phục Việt vào điện ảnh là điều hết sức cần thiết.

Bên cạnh phần thảo luận của các chuyên gia, thì trong buổi tọa đàm còn có trưng bày các hiện vật cổ độc đáo hiếm có như chiếc áo Nhật bình của công chúa thời Nguyễn, áo tấc hoa văn giao bào, các kim bài, kim khánh, sắc phong cổ thời Nguyễn….

Bàn về thực trạng của việc đưa cổ phục vào điện ảnh và sân khấu hiện nay, Giám đốc công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên Nguyễn Đức Lộc cho biết: Nghề thiết kế phục trang điện ảnh nói chung và cổ phục nói riêng hiện nay ở nước ta chưa thực sự phát triển và đang gặp rất nhiều khó khăn. Với mong muốn bảo tồn, tôn vinh những giá trị tinh hoa của cha ông và ứng dụng những trang phục chuẩn cổ phù hợp với từng bộ phim, từng vở kịch, Ỷ Vân Hiên đã nghiên cứu phục dựng những trang phục cổ qua các triều đại và đưa các trang phục này ứng dụng hiệu quả qua các bộ phim điện ảnh và vở kịch. Để phục dựng đúng những cổ phục đòi hỏi phải có vốn hiểu biết về văn hóa, lịch sử rất rộng và sâu sắc, hiện nay những người làm thiết kế trang phục cho điện ảnh lại chủ yếu là dân mỹ thuật, kiến trúc vì thế dẫn tới tình trạng không phù hợp trang phục trong các bộ phim cổ vẫn thường diễn ra. Chính vì vậy, Ỷ Vân Hiên ngay từ khi thành lập đã quyết tâm khôi phục nguyên bản các trang phục truyền thống trong cung đình và dân gian của người Việt, qua đó nhằm đóng góp công sức của mình vào sứ mệnh phục hưng văn hóa truyền thống.

 
Đồng thời qua buổi tọa đàm họp báo công bố sự ra mắt thương hiệu Ỷ Vân Các – là đơn vị Cung cấp dịch vụ chụp hình nghệ thuật. Với sứ mệnh đưa văn hóa Cổ phục Việt đến với mọi người thông qua những hình ảnh mang tính nghệ thuật cao !

Gọi ngay